Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bác Hồ với phụ nữ Việt Nam

Tin tức - Sự kiện Học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh  
Bác Hồ với phụ nữ Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội”. Và không chỉ đánh giá đúng vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội, trong quá trình đấu tranh giành độc lập, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Bác Hồ luôn là nguồn động viên, cổ vũ cho phụ nữ Việt Nam phấn đấu vươn lên, khẳng định vị thế và những đóng góp của mình cho xã hội.

Trong cuộc đời cách mạng đầy chông gai, thử thách, song rất đỗi vĩ đại của mình, Bác Hồ luôn dành cho phụ nữ những tình cảm đặc biệt. Khi nước nhà đắm chìm trong đêm trường nô lệ, Người đã chỉ ra nỗi khổ đau, bị ngược đãi, bị chà đạp của ngư­ời phụ nữ, đặc biệt sự bạo ngư­ợc của bọn quan lại thống trị đã làm cho thân phận những ngư­ời phụ nữ ở thuộc địa không chỉ đớn đau mà còn thấp hèn hơn. Hơn ai hết, Ngư­ời hiểu và đồng cảm với thân phận của ng­ời phụ nữ, trong đó có bà, mẹ, dì và những ngư­ời thân của mình, để từ đó đánh giá đúng về họ, đặt niềm tin vào họ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định rằng: “Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội”. Và không chỉ đánh giá đúng vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội, trong quá trình đấu tranh giành độc lập, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Bác Hồ luôn là nguồn động viên, cổ vũ cho phụ nữ Việt Nam phấn đấu vươn lên, khẳng định vị thế và những đóng góp của mình cho xã hội.

1. Cùng hành trình bôn ba đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, đến với con đường cứu nước của Lênin vĩ đại. Từ bài học kinh nghiệm của của Cách mạng tháng Mười Nga, ý thức sâu sắc rằng, cứu nước là công việc chung của tất cả mọi người, hơn ai hết, Bác Hồ hiểu và đồng cảm với thân phận của người phụ nữ Việt Nam, để từ đó đánh giá đúng về họ, đặt niềm tin vào họ. Là người Việt Nam đầu tiên đặt nhiệm vụ giải phóng phụ nữ trong nhiệm vụ giải phóng dân tộc, Người khẳng định: Phụ nữ là một lực lượng hùng hậu trong sự nghiệp cách mạng qua mọi thời đại và: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp, rực rỡ” (1).

Từng đanh thép tố cáo tội ác của bọn thực dân, đế quốc đối với nhân dân thuộc địa, bằng nhiều biện pháp khác nhau, như viết sách, báo, tạp chí, và phát biểu tại các diễn đàn quốc tế quan trọng; bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: Ở những nơi đó, phụ nữ và trẻ em thường xuyên bị ngược đãi, bị chà đạp. Lúc nào và bất kỳ ở đâu, họ cũng không thoát khỏi các hành động bạo ngược của bọ quan lại thống trị. Vì thế, để giải phóng người phụ nữ thực sự, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Người soạn thảo và được thông qua mùa Xuân năm 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa vấn đề “nam nữ bình quyền” thành một trong những nội dung quan trọng của cách mạng Việt Nam.

Cùng với Cương lĩnh chính trị của Đảng, cùng với sự ra đời của Hội Phụ nữ Việt Nam (20-10-1930), bắt đầu một chương mới trong lịch sử dt và giải phóng phụ nữ Việt Nam. Không còn chỉ quanh quẩn làm công việc nội trợ, họ đã trở thành một lực lượng hùng hậu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và thông qua đó, họ giải phóng chính bản thân mình. Khi sáng lập mặt trận Việt Minh năm 1941, chuẩn bị mọi lực lượng cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, Bác Hồ đã chú trọng tới việc đào tạo đội ngũ cán bộ nữ làm công tác binh vận, hậu cần, tuyên truyền.... Hội Phụ nữ Việt Nam mà tên gọi thủa trước là Hội phụ nữ giải phóngHội phụ nữ cứu quốc, đã tuỳ sức lực và khả năng của mình, đóng góp cho thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Nước nhà độc lập, người dân được đổi đời. Phụ nữ ngang quyền với đàn ông, họ được đi bầu cử. Mặc dù Hiến pháp đã quy định rõ như vậy, song để thực sự được giải phóng, thực sự bình đẳng, hưởng hạnh phục một vợ, một chồng, được tự do phấn đấu vươn lên, người phụ nữ Việt Nam không chỉ thụ động ngồi chờ Đảng và Chính phủ mang đến cho họ các quyền (bao gồm cả quyền lợi và nghĩa vụ). Tự bản thân mình, họ cũng phải bền bỉ đấu tranh, từng bước vượt qua những rào cản về quan niệm, về tâm lý, về cách nhìn,v.v... Cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng phụ nữ không phải chỉ là thực hiện một sự phân công mới, bình đẳng trong những công việc của một gia đình. Đó còn là sự phân công, sắp xếp lại lực lượng lao động của toàn xã hội. Chỉ có làm được như vậy, người phụ nữ mới có điều kiện cả về thời gian và trí lực để tham gia ngày càng nhiều hơn vào những công việc xã hội, đồng thời đảm nhiệm được những chức vụ công tác như nam giới.

2. Tr­ước một sự kiện trọng đại của n­ước nhà, tr­ước ngày nhân dân cả nư­ớc nô nức tham gia cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nư­ớc Việt Nam độc lập (6/1/1946) để bầu ra Quốc Hội- cơ quan quyền lực nhà nư­ớc cao nhất của nư­ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, báo Quốc hội – số ra đặc biệt, ngày l/6/1946 đã đăng toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn của Quốc H­ương và bài trả lời phỏng vấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhan đề: Hồ Chủ tịch nói về phụ nữ" .

Trong bài viết này, khi trả lời câu hỏi của tác giả: “Về chính trị, phụ nữ nư­ớc nhà đã có gì là khả quan chư­a?”, Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí Minh đã hóm hỉnh hỏi lại: Tôi cũng định hỏi chị về chỗ đó (2). Bất ngờ trở thành ng­ười bị phỏng vấn, tác giả nói: phụ nữ nư­ớc nhà tiến chậm lắm. Hầu hết mọi ngư­ời đều rụt rè, nhút nhát vì không đ­ược tổ chức lại, không có sự giúp đỡ lẫn nhau, v.v.. Gật đầu đồng ý nhận xét này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Cái đó là lỗi ở các đoàn thể không biết mở rộng phạm vi, nh­ưng cũng là lỗi ở các chị đã không biết tìm đến”(3).Theo ý Ng­ười, trong thực tế, giải phóng phụ nữ không phải chỉ là thực hiện một sự phân công mới, bình đẳng trong những công việc bình th­ường của một gia đình. Vì thế, mặc dù tán thành với nhận định của Ngư­ời: “Từ tr­ước đến nay phụ nữ Việt Nam ta đã có nhiều đóng góp cho cách mạng, phụ nữ ta rất đáng kính, phụ nữ ta đã có rất nhiều tiến bộ”, nh­ưng theo tác giả thì, hiện tại d­ường như­ “phụ nữ vẫn còn thờ ơ lắm với quyền lợi của mình, ngay như­ việc đi bầu cử, có nhiều chị không đư­ợc sốt sắng, kêu bận con không đi đư­ợc - hay không biết gì mà bầu” (4). Nghe vậy tác giả nói vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi lại, nếu thế, “chị có khuyến khích các chị ấy không? Chị nói gì với chị ấy?”.

Hiểu rất rõ rằng cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ không thể kết thúc một sớm, một chiều đ­ược, một mặt chị em phải tự mình khắc phục khó khăn, cố gắng phấn đấu, mặt khác ngư­ời phụ nữ phải đ­ược học tập, đư­ợc tiến bộ về kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội, v.v..để tỏ rõ vai trò ngư­ời chủ, tác giả nữ nói: “Cháu có nói với các chị ấy rằng cần phải đi bầu cử mới chọn đ­ược ngư­ời xứng đáng làm đại biểu, bênh vực quyền cho mình, nhất là cuộc Tổng tuyển cử tới đây, lại quan hệ nhiều đến nền độc lập của quốc gia...”. Nghe nữ tác giả nói như­ vậy, nhẹ nhàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên: “Chị phải nói cho phổ thông chứ đừng nói cao xa quá...ng­ười ta chỉ biết rằng đi bầu chọn ng­ười đại biểu để bênh vực quyền lợi, nh­ưng ng­ười ta có hiểu quyền lợi gì? ở đâu? phải nói cái gì thiết thực cho ng­ười ta thấy...”.

Nghe những lời phân tích xác đáng của vị Chủ tịch Chính phủ, nữ tác giả kính phục vô cùng, tự mình muốn hỏi thêm nhiều điều và bản thân chị cũng vỡ ra nhiều điều. Ngư­ời nữ tác giả nhận thấy, nếu chỉ có những văn bản nói về quyền lợi và nghĩa vụ dành cho phụ nữ thôi thì ch­ưa đủ, các ph­ương tiện truyền thông, các tổ chức Hội còn phải gần gũi, cổ vũ phụ nữ tích cực vượt lên những khó khăn thư­ờng ngày, để dành thời gian tham gia sinh hoạt đoàn thể, sinh hoạt theo các nhóm ngành nghề, cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ, và truyền kinh nghiệm về mọi mặt trong cuộc sống, giúp nhau cùng tiến bộ,v.v.. Sau đó, sợ Cụ Chủ tịch mệt, tác giả chỉ chuyển lời một cháu nhỏ, một u già nhờ chuyển tới Ngư­ời: Nếu cháu đ­ược gặp Cụ thì cháu càng yêu quý Cụ hơn, Cụ có đói mời Cụ về nhà cháu, cháu có nhiều gạo lắm. Và lời của u già kính chúc Cụ sống lâu trăm tuổi để Cụ làm việc n­ước”. Tình cảm chân thực, lòng kính yêu của nhân dân đối với Ng­ười thật cảm động, và xúc động Người nói: “Chị về nói, tôi cảm ơn bà cụ và cháu bé, khi nào tiện chị dẫn cháu lên đây” (Bắc bộ phủ).

Bài trả phỏng vấn về một nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân của ngư­ời phụ nữ, tuy không dài, như­ng hàm chứa một nội dung sâu sắc và ý nghĩa chính trị to lớn. Thông qua nội dung câu hỏi và cách thức trả lời, Bác Hồ đã gợi mở cách tuyên truyền, động viên phụ nữ, để họ nhận thức rõ hơn và biết h­ưởng dụng quyền lợi, nghĩa vụ của mình, giúp phụ nữ nhận thức được sứ mệnh “lịch sử” là hoàn thành việc “bếp núc”, hoàn thành thiên chức của ngư­ời phụ nữ, và cao hơn thế, họ phải chủ động, tích cực tham gia vào các công việc xã hội.

Tuy nhiên, từ bài trả lời phỏng vấn này, có thể nhận thấy rằng: cách thiết thực nhất là phụ nữ phải đư­ợc tuyên truyền một cách cụ thể, đư­ợc quan tâm một cách thiết thực và tham gia sinh hoạt trong các đoàn thể (Hội phụ nữ) để có thể h­ưởng dụng quyền dân chủ một cách đầy đủ nhất. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là cách quan tâm đến phụ nữ đầy đủ nhất, đó cũng đồng thời là cách động viên hiệu quả nhất, để phụ nữ tự giải phóng mình khỏi những quan niệm cổ hủ, sai lầm, để có thể xứng đáng với vai trò là “hậu ph­ương” vững chắc của mỗi ngư­ời đàn ông, của một nửa thế giới.

3.Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, với những đóng góp to lớn của họ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Từ trước đến nay phụ nữ Việt Nam ta đã có nhiều đóng góp cho cách mạng, phụ nữ ta rất đáng kính, phụ nữ ta đã có rất nhiều tiến bộ”. Tuy nhiên, hiểu rất rõ rằng cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ không thể kết thúc một sớm, một chiều được, một mặt động viên chị em tự mình khắc phục khó khăn, cố gắng phấn đấu, mặt khác Người cũng “mong phụ nữ tiến bộ nhiều hơn nữa” (5). Bởi theo Người, muốn giải phóng phụ nữ, muốn biến sự bình đẳng nam nữ thành hiện thực sinh động trong cuộc sống thường ngày, thì phải có sự tiến bộ về nhiều mặt: Kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội…Đấu tranh để giải phóng phụ nữ thực sự là một cuộc đấu tranh to và khó, vì “trọng trai, khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại, vì nó đã ăn sâu trong đầu mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội” (6). Khó nhưng không có nghĩa là không thể thực hiện được, và từ trong thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, phụ nữ Việt Nam đã ngày mỗi ngày một tiến bộ. Họ đã tỏ rõ vai trò người chủ, “xứng đáng mình là một phần tử trong nước Việt Nam mới”.

Khi nhân dân cả nước cùng đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược (miền Bắc xây dựng CNXH, miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai), cũng là lúc phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già hăng hái tham gia, phấn đấu trên mọi lĩnh vực. Hết lòng tin tưởng vào khả năng, vào sự đóng góp và sự hy sinh cao cả của những người phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn cổ vũ, động viên chị em tiến lên phía trước. Người nói: “Bác mong phụ nữ ta ra sức phát huy hơn nữa truyền thống dũng cảm và đảm đang, cùng toàn quân và toàn dân ta bảo vệ độc lập và tự do của Tổ quốc, đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn”(7).

Không phụ lòng mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phụ nữ hai miền Nam- Bắc đã tích cực đóng góp sức mình cho đất nước. Ở miền Bắc, phụ nữ ngày càng chủ động hơn trong mọi công việc, họ làm được rất tốt những công việc mà trước đó những người chồng, người con lên của họ đã từng làm. Họ làm cho hậu phương xứng đáng với tiền tuyến. Còn ở miền Nam, những đội quân tóc dài, những anh hùng, dũng sĩ là thiếu nữ, là phụ nữ thật nhiều. Họ và tất cả những người yêu nước đang đem hết sức mình cho một ngày mai thống nhất. Sự tham gia của họ, những người phụ nữ Việt Nam là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp cách mạng.Vì vậy, phụ nữ Việt Nam thật xứng đáng với 8 chữ vàng, với danh hiệu: Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang do Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng.

Để phụ nữ được giải phóng và phát triển toàn diện, trong từng hoàn cảnh cụ thể, Người cũng kêu gọi các cấp lãnh đạo đặt niềm tin vào chị em, đề bạt chị em, tạo điều kiện để chị em có dịp tự khẳng định mình. Tuỳ theo tính chất công việc, tuỳ theo điều kiện sức khoẻ, phẩm chất và năng lực của người phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đề nghị các ngành, các cấp tạo điều kiện để chị em được học tập tốt, tham gia lao động tốt, đóng góp sức mình cho Tổ quốc.

Đã hơn 40 năm Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng đã hơn 40 năm trôi qua, công cuộc giải phóng phụ nữ đã đạt được những kết quả phi thường. Những cán bộ nữ quản lý giỏi, những người phụ nữ nghiên cứu khoa học đầy tài năng, những người phụ nữ lao động giỏi,.... hôm nay kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, đang hăng say đóng góp sức mình cho công cuộc đổi mới đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đem tư tưởng dân chủ, tiến bộ của thời đại làm đẹp thêm những phẩm chất, tinh thần và trí tuệ người phụ nữ Việt Nam hiện đại. Chính Người đã đem đến cho chị em nguồn sức mạnh, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng.

Không thể nói quan tâm đến phụ nữ, giải phóng phụ nữ khi mà ở đâu đó trên mảnh đất Việt Nam yêu quý, những phụ nữ thất học, đông con, không có việc làm, bị chồng ng­ược đãi, bạo lực gia đình v.v..vẫn hàng ngày diễn ra và d­ường như­ tăng lên theo quy luật khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường. Càng không thể đem lại cho phụ nữ những quyền lợi thiết thực khi mà ở đâu đó, trong mỗi con ng­ười, mỗi gia đình và mỗi cơ quan, vẫn còn những quan điểm lệch lạc, trọng nam khinh nữ,v.v..

Thêm một lần ôn lại tình cảm, tấm lòng, sự thư­ơng yêu, quan tâm chăm sóc của ngư­ời Cha già dân tộc Hồ Chí Minh với phụ nữ, nhân Kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10, càng thấy thấm thía và xúc động hơn tr­ước những lời trả lời phỏng vấn sâu sắc mà giản dị, thân tình mà ý nghĩa lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phụ nữ và giải phóng phụ nữ cách đây hơn 60 năm, trên báo Quốc hội, số1, ngày 6/1/1946. Dưới ánh sáng tư tưởng của Người, những người phụ nữ Việt Nam hy vọng rằng, sự nghiệp giải phóng phụ nữ được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đồng tâm, đồng lòng thực hiện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, sẽ giúp người phụ nữ Việt Nam hiện đại tự tin, năng động, độc lập và vững vàng hơn trước những vận hội và thách thức của công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước.​


Ban Tuyên giáo Trung ương