![z6310839326287_3ee8ff2a31fbe2ca71b1af6c3f00148e.jpg](/PublishingImages/Pages/02-12-2025/15-58-13/z6310839326287_3ee8ff2a31fbe2ca71b1af6c3f00148e.jpg)
Dự có đồng chí Nguyễn Đức Toàn, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ; đồng chí Trần Thị Ngân, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh; đồng chí Trần Xuân Dưỡng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Mai Đức Chung, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; đồng chí Ngô Thanh Tuân, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; đồng chí Nguyễn Văn Ngần, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.
Đại biểu huyện có đồng chí Trương Công Khải, TUV, Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Vũ Trùng Dương, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Hoàng Văn Long, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện; Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện; các đồng chí Uỷ viên BTV Huyện uỷ, Uỷ viên BCH Đảng bộ huyện; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị; Thường trực Đảng uỷ, UBND, cán bộ văn hoá các xã, thị trấn cùng đông đảo giáo viên, học sinh, nhân dân và du khách thập phương đã về dự.
Chương trình Ngày Thơ trên quê hương Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến được tổ chức là dịp để tri ân Nguyễn Khuyến - nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Ông đã để lại những tác phẩm nổi tiếng làm rạng rỡ kho tàng thơ văn của dân tộc. Tiếp nối và phát huy tinh thần nghệ thuật đó, thế hệ các nghệ sĩ trong tỉnh tìm tòi, sáng tạo những tác phẩm có giá trị, mang đậm hơi thở cuộc sống, phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam, đóng góp vào sự phát triển văn học nghệ thuật đất nước. Đặc biệt, qua 2 năm được tổ chức trên quê hương Nguyễn Khuyến, Ngày thơ Việt Nam đã giúp những người yêu thơ được gặp gỡ, được kết nối với nhau trong không gian sáng tạo và đầm ấm, lan tỏa một nét văn hóa tốt đẹp mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Phát biểu tưởng niệm 116 năm ngày mất nhà thơ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, đồng chí Trần Xuân Dưỡng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã ôn lại thân thế, sự nghiệp của nhà thơ: Nhà thơ Nguyễn Khuyến, thuở nhỏ tên Thắng, tự Miễu Chi, hiệu Quế Sơn, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 (tức ngày Rằm tháng Giêng năm Kỷ Dậu) thọ 75 tuổi. Ông xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo, 17 tuổi đã cùng cha lều chõng đi thi. Gặp cơn gia biến, cha mất sớm, cuộc sống của ông đối mặt với vô vàn khó khăn, phải đi "dạy học" để có tiền ăn học. Trong nghèo khó, ông vẫn quyết tâm dùi mài kinh sử mong đỗ đạt thành tài để giúp đời, giúp nước. Nhưng sự nghiệp khoa cử của ông trầy trật sau 4 khoa thi, ông đã tự trách mình:
“ Nghĩ tôi lại gớm cái mình tôi
Tuổi đã ba mươi kém một thời
Bốn khoa hương thi không đâu cả
Một mảnh vườn hương bán sạch rồi".
Nhờ sự động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè cùng ý chí quyết tâm, kiên trì vượt khó tiếp tục đèn sách nên đến khoa thi năm Tự Đức thứ 17 (1864), ông đỗ đầu cử nhân tại trường Hà Nội. Năm Tự Đức 24 (1871), ông liên tiếp đỗ đầu trong các kỳ thi Hương, thi Hội và thi Đình, trở thành “Nhị giáp tiến sĩ đệ nhất danh" ở tuổi 37. Từ đây, ông được vinh danh với danh hiệu “Tam nguyên Yên Đổ". Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Khuyến được bổ nhiệm giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới triều Nguyễn. Hơn 10 năm tham gia chính sự, ông nổi tiếng thanh liêm, chính trực, luôn giữ vững phẩm chất cao quý. Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, chứng kiến cảnh nước mất, nhân dân lầm than, ông sinh lòng chán nản, quyết định cáo quan về quê, dạy học, vui thú điền viên để bảo toàn khí tiết:"Mười năm trời bôn ba trên một con đường. Nay trở về may mắn ta vẫn là ta". Đây không chỉ là sự rời bỏ chốn quan trường mà còn là hành động thể hiện rõ thái độ bất hợp tác của ông với triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp. Chính bước ngoặt này đã đưa Nguyễn Khuyến về với thi ca, nơi ông khẳng định tài năng và vị thế của một nhà thơ lớn.
Với hơn 800 tác phẩm thơ ca và câu đối, Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ tuyệt tác bất hủ. Đặc biệt, chùm thơ thu: Thu Điếu, Thu Ẩm, Thu Vịnh được xem là kiệt tác, vừa khắc họa tinh tế vẻ đẹp làng quê Việt Nam vừa đưa ông trở thành biểu tượng của thơ ca đồng quê. Thơ ông không chỉ giàu cảm xúc với thiên nhiên, con người, quê hương mà còn thể hiện sâu sắc tấm lòng yêu nước, niềm trăn trở trước thời cuộc, đồng thời bộc lộ thái độ rõ ràng trước thực dân Pháp. Với phong cách giản dị, chân thực nhưng sâu sắc, Nguyễn Khuyến đã để lại những tác phẩm giá trị, vừa giàu tính nghệ thuật, vừa thấm đượm triết lý nhân sinh. Mỗi lần đọc lại, chúng ta càng thêm yêu quý tự hào về quê hương, đất nước và trân trọng, ngưỡng mộ sự gần gũi của ông với làng quê với nhân dân lao động. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: 116 năm trôi qua nhưng những áng thơ văn và tư tưởng yêu nước, thương dân của ông vẫn được lưu truyền ngày càng rộng rãi làm rung động mọi tâm hồn Việt Nam. Những di sản văn hoá ông để lại đang được các cấp, các ngành, cùng các thế hệ người dân địa phương quan tâm, bảo vệ, giữ gìn, phát huy, tôn tạo.
Tại lễ khai mạc chương trình Ngày Thơ trên quê hương Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, đồng chí Ngô Thanh Tuân, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nêu bật ý nghĩa của ngày thơ: Chương trình Ngày Thơ trên quê hương Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến được tổ chức là dịp để tri ân Nguyễn Khuyến - nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Ông đã để lại những tác phẩm nổi tiếng làm rạng rỡ kho tàng thơ văn của dân tộc. Tiếp nối và phát huy tinh thần nghệ thuật đó, thế hệ các nghệ sĩ trong tỉnh tìm tòi, sáng tạo những tác phẩm có giá trị, mang đậm hơi thở cuộc sống, phản ánh sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam, đóng góp vào sự phát triển văn học nghệ thuật đất nước. Đặc biệt, qua chặng đường hơn 20 năm được tổ chức, Ngày Thơ Việt Nam đã giúp những người yêu thơ được gặp gỡ, được kết nối với nhau trong không gian sáng tạo và đầm ấm, lan tỏa một nét văn hóa tốt đẹp mỗi dịp tết đến xuân về. Đồng chí nhấn mạnh:
Ngay tại chốn cũ vườn Bùi này, Ngày Thơ Việt Nam được tổ chức với chủ đề “Tổ Quốc bay lên - Sắc xuân vườn Bùi" như một lời tri ân và tiếp nối các bậc thi nhân, để các áng thơ văn bất hủ được lan tỏa mãi, tạo động lực và khí thế, khởi đầu một năm mới tràn ngập yêu thương ấm áp, hạnh phúc đủ đầy. Trong khuôn khổ Chương trình Ngày Thơ trên quê hương Nguyễn Khuyến còn có hoạt động: Nghi thức kéo Cờ Thơ là phần giao lưu Ngày Thơ Việt Nam trên quê hương Nguyễn Khuyến với các bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà" (Lý Thường Kiệt), “Ngày xuân dạy các con" (Nguyễn Khuyến).
Nghi thức đánh trống khai mạc Chương trình Ngày thơ trên quê hương Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến năm 2024 đã được đồng chí Trương Công Khải, TUV, Bí thư Huyện uỷ Bình Lục thực hiện. Lễ khai mạc còn thêm sôi động với màn biểu diễn trống hội do các nghệ sĩ Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh biểu diễn. Tiếp theo là nghi thức kéo Cờ Thơ - lá Cờ Thơ mang hình ảnh chim Lạc bay trên chữ Thơ tượng trưng cho hồn Việt cất cánh thăng hoa cùng với thơ ca.
Sau nghi thức kéo Cờ Thơ là phần giao lưu Ngày thơ Việt Nam trên quê hương Nguyễn Khuyến với các bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà" (Lý Thường Kiệt), “Nguyên Tiêu" (Chủ tịch Hồ Chí Minh), “Ngày xuân dạy các con" (Nguyễn Khuyến). Chương trình còn có nghi thức khai bút tân xuân, giao lưu thơ xuân và nghi thức thả thơ. Cũng trong khuôn khổ của chương trình cón có các hoạt động: “Trưng bày báo Xuân Ất Tỵ và các ấn phẩm về nhà thơ Nguyễn Khuyến"; các gian hàng trưng bày ảnh đẹp du lịch; Tái hiện không gian tết xưa trưng bày các gian hàng sản phẩm của địa phương và các sản phẩm OCOP. Và đặc biệt buổi tối cùng ngày - từ 19h30 là chương trình biểu diễn nghệ thuật tổng hợp đặc sắc.
Khu Từ đường Nguyễn Khuyến được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991. Nơi đây đã trở thành địa chỉ văn hóa, lịch sử, giáo dục truyền thống, lòng yêu nước, tinh thần hiếu học, tấm gương đạo đức của nhà thơ cho thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo.