Mục đích của kế hoạch tiêm phòng vắc xin nhằm tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm để chống lại những tác nhân gây bệnh, giúp cho chăn nuôi phát triển, tạo ra những sản phẩm động vật cóchất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái, hạ giá thành trong chăn nuôi.
Để việc tiêm phòng đạt hiệu quả, UBND huyện yêu cầu: Các tổ chức, cá nhân có chăn nuôi gia súc, gia cầm phải nghiêm túc thực hiện việc tiêm phòng bắt buộc cho đàn gia súc, gia cầm theo quy định. Việc tổ chức triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm vụ Thu năm 2023 cần có sự tập trung chỉ đạo, đảm bảo nhanh, gọn, đúng đối tượng, liều lượng, thời gian, đạt tỷ lệ cao.
Đối với từng loại bệnh, từng loài vật nuôi tỷ lệ tiêm phòng phải đạt như sau: Bệnh Lởmồm long móng (LMLM) Đàn trâu, bò, dê, lợn nái, lợn đực giống tiêm phòng đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn. Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò: Tiêm phòng đạt tỷ lệt rên 70% tổng đàn tại nơi có ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao. Bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò: Tiêm phòng đạt trên 80% tổng đàn. Bệnh dịch tả lợn: Tiêm đàn lợn nái, lợn đực giống và lợn thịt tiêm phòng đạt tỷ lệ trên 70% tổng đàn. Bệnh tụhuyết trùng, đóng dấu lợn: Tiêm phòng đạt tỷ lệ70% tổng đàn. Bệnh phó thương hàn lợn: Phấn đấu tiêm phòng đạt 70% tổng đàn. Bệnh tai xanh: Tiêm cho đàn lợn trong diện phải tiêm phòng. Bệnh dại trên đàn chó, mèo: Tiêm phòng đạt tỷ lệ trên 70% tổng đàn.
Đối tượng tiêm phòng: Tất cả các loại gia súc, gia cầm khỏe mạnh đến tuổi tiêm phòng hoặc hết thời gian miễn dịch phải tiêm phòng bắt buộc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân tỉnh Hà Nam. Thời gian tiêm phòng vụ Thu trong tháng 9, tháng 10.